Ba điều để thành công khi nói chuyện truớc đám đông

Không cần nhiều “chiêu trò”, thầy tôi chỉ dạy tôi 3 điều để thành công khi nói chuyện truớc đám đông…
- Xác định nỗi sợ của bạn
Có lạ quá không khi rất nhiều lớp học về nói chuyện trước đám đông khuyên bạn không được nghĩ đến nỗi sợ mà hãy nghĩ đến việc khác… thầy tôi khuyên tôi rất khác, ông cho rằng bạn cần đối mặt với nỗi sợ, chỉ có như vậy, bạn mới thấy rằng thật ra không có một nỗi sợ thật sự nào cả. Đây là cách mà tôi cho rằng khiến bạn HẾT SỢ từ căn nguyên của vấn đề. Các bước để xác định và lọai nỗi sợ:
+ Xác định rõ bạn sợ điều gì khi đứng trước đám đông:
Bạn sợ bị cười nhạo? bạn sợ người ta đánh giá vẻ ngòai của bạn, bạn sợ giọng bạn không hay? bạn sợ… Bước đầu tiên: viết ra điều bạn sợ.
+ Xác định liệu nỗi sợ mà bạn nghĩ có thật không?
Dù bạn có rất nhiều nỗi sợ khi đứng trước đám đông, nhưng liệu nó có phải là nỗi sợ thật sự hay chỉ là do bạn tưởng tượng? Hãy xác định lại thật kỹ và chọn nỗi sợ thật sự mà bạn cho là căn nguyên của nỗi sợ.
+ Lập kế hoạch đương đầu với nỗi sợ
Dù đó là điều gì thì đều có cách để giải quyết. Lên một kế họach cụ thể để giải quyết nỗi sợ này. Nếu bạn sợ giọng bạn không thuyết phục, hãy tập luyện giọng, nếu bạn sợ ngọai hình của mình, hãy mua cho mình một bộ cánh khiến bạn đủ tự tin… hãy giải quyết ngay điều bạn lo sợ bằng một hành động cụ thể.
+ Đánh giá và khẳng định với bản thân là đã giải quyết được nỗi sợ
Bước này rất quan trọng, khi tôi thực hiện việc đánh giá và tự khẳng định “tôi đã hết sợ” thì dường như điều tôi sợ không còn tồn tại nữa. Một mặt nó đã được “xử lý” ở bước 2, một mặt tôi đã chuẩn bị đủ tinh thần để đương đầu với nó.
Khi đã xác định và giải quyết được điều gì làm bạn lo sợ, bước tiếp theo là bắt đầu chuẩn bị cho buổi nói chuyện.
- Ôn lại “bài” theo phương pháp hình ảnh và logic:
Ôn lại bài thuyết trình không cần thiết là phải học thuộc lòng. Hãy vẽ một sơ đồ trình tự và các lập luận trên một mảnh giấy nhỏ và đưa nó và “đầu” của bạn. Một hình ảnh sẽ dễ dàng giúp bạn nhập tâm. Tôi thường viết trình tự logic của bài nói lên một mảnh giấy khổ nhỏ trên điện thọai Galaxy Note, sau đó dần đưa nó vào đầu của mình truớc buổi thuyết trình.
Khi bạn đạt đến kỹ năng chuyên nghiệp, bạn không còn cần phải tập luyện một cách vất vả. Chỉ cần làm bước này thật kỹ, khi nói trên thực tế, kết hợp với các kỹ năng khác của bạn, bạn sẽ làm chủ một cách hòan hảo bài nói với sự xúc tích và nghệ thuật.
- Đừng quá phụ thuộc vào công nghệ, cái bảng và cây viết là đủ
Bạn nghĩ rằng các hiệu ứng trên Powerpoint thật chuyên nghiệp là tốt? các kỹ thuật phức tạp tạo cho bạn đẳng cấp? Cách đây hơn 10 năm, thầy tôi không dạy như vậy, và tôi vẫn áp dụng điều này cho đến ngày nay. Thầy tôi dạy rằng đừng phụ thuộc vào công nghệ, các hiệu ứng chỉ làm khán giả mất tập trung đến bạn (dù thời điểm đó không có quá nhiều công nghệ như hiện nay), chỉ cần dùng sức mạnh của tấm bảng và viên phấn (cây viết bảng).
- Những kỹ năng mà cha mẹ cần dạy cho con
- Khái niệm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
- Tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp
- Những nguyên tắc vàng trong quá trình giao tiếp
- Giao tiếp lấy lòng cấp trên là cả một nghệ thuật
- Kỹ năng lắng nghe trong quá trình giao tiếp
- Giao tiếp có vai trò như thế nào trong cuộc sống
- Nhận biết dấu hiệu sếp ghét bạn
- 10 dấu hiệu chỉ ra rằng bạn là một người cầu toàn
- Kỹ năng tự tạo động lực làm việc hiệu quả
- Bí quyết để bạn không bao giờ chán việc
- Chìa khoá để giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc trong công việc
- Học kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng chuẩn bị cho bài thuyết trình hiệu quả
- Chia sẻ kỹ năng giao tiếp trong công sở
- Một vài kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng làm chủ thời gian của chính mình